Nếu nói đến 1 thị trấn cổ quá ư là đẹp, ảo mộng tại Trung Quốc mà dễ dàng di chuyển từ Việt Nam thì đó chính là Phượng Hoàng cổ trấn - một phố cổ thuộc huyện Phượng Hoàng ở phía Tây tỉnh Hồ Nam được chính thức xây dựng từ những năm 1.700 nhưng đã tồn tại trước đó từ thời Chiến Quốc, trấn Phượng Hoàng thuộc huyện cùng tên, là nơi sinh sống chủ yếu của tộc người Miêu, Hán và Thổ Gia. Chi phí đến nơi đây cũng chỉ ngang với du lịch nội địa, bạn dễ dàng thấy được nhiều tour du lịch trọn gói chỉ với giá 7.500.000vnd
Tuy nhiên với đam mê khám phá không có sự ràng buộc, một số bạn lại thích chọn cho mình 1 chuyến đi tự túc và dưới đây là thông tin chi tiết và kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn để các bạn tham khảo
- Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?
- Cách di chuyển từ Việt Nam đến Phượng Hoàng cổ trấn
- Cần chuẩn bị những gì nếu bạn muốn đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc?
- Những địa điểm đẹp không nên bỏ lỡ tại Phượng Hoàng cổ trấn
- Những món ngon nhất định phải thử khi đến Phượng Hoàng cổ trấn
Là một trấn nhỏ nằm ở phía Tây của tỉnh Hồ Nam - một tỉnh lớn, nằm ở phía Nam của trung du Trường Giang và Hồ Động Đình, có dòng sông Tương uốn lượn chảy quanh, nên người dân nơi đây còn gọi Hồ Nam với tên gọi khác là "Tương". Nơi đây không hiện đại, tráng lệ như Bắc Kinh, cũng không nhộn nhịp, sầm uất như Thượng Hải, Hồ Nam là nơi sở hữu vẻ đẹp của sự cổ kính bao bọc bởi thiên nhiên núi rừng hùng vĩ.
2. Cách di chuyển từ Việt Nam đến Phượng Hoàng cổ trấn
Địa danh này nằm cách Hà Nội hơn 1000km. Quãng đường khá xa để bạn cần có một lịch trình phù hợp cho việc di chuyển để tiết kiệm thời gian.
- Bằng Máy Bay
- Bằng Tàu Hỏa
Đối với những bạn ở khu vực phía Bắc Việt Nam có thể di chuyển theo cách này. Tuy nhiên hành trình này kéo dài gần 1 ngày và cần phải chuyển tàu, trung chuyển vài lần. Bạn có thể mua vé tàu Gia Lâm đi Nam Ninh sau đó mua vé từ Nam Ninh đi Trương Gia Giới và sau đó bắt xe bus đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Giá vé tàu hỏa đi từ Nam Ninh đến Cát Thủ dao động từ 215 tệ đến 315 tệ/người (tầm 710.000đ đến 1.030.000đ) tùy theo loại giường. Có hai loại giường cho bạn lựa chọn là giường cứng và giường mềm. Giá xe buýt với giá vé tầm 80 tệ/người (khoảng 270.000đ). Chuyến đi sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng rưỡi. Cách này phù hợp với người trẻ khỏe, nếu có trẻ con đi cùng nên lựa chọn phương thức ngắn hơn.
- Bằng Xe Khách
Đây là cách di chuyển tiết kiệm nhất để đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tuy nhiên, tương tự như tàu hoả, di chuyển bằng xe buýt tốn khá nhiều thời gian, các bạn nên cân nhắc.
Bạn sẽ đi xe khách từ Hà Nội đến Cửa khẩu Hữu Nghị với giá tầm 200 nghìn đồng/người. Sau đó, đi xe điện 12 nghìn đồng/người để sang biên giới làm thủ tục xuất nhập cảnh. Bạn xuất trình hộ chiếu, visa Trung Quốc và điền tờ khai nhập cảnh.Sau khi hoàn tất, bạn ra bến xe đón xe buýt đi từ cửa khẩu Trung Quốc đến ga tàu Nam Ninh, rồi từ Nam Ninh đi ga Cát Thủ tại Trương Gia Giới.
3. Cần chuẩn bị những gì nếu bạn muốn đi Phượng Hoàng Cổ Trấn Tự Túc?
3.1. Visa Trung Quốc
Lưu ý, bạn cần xin visa trước ngày đi càng sớm càng tốt (ít nhất 1 tháng trước ngày đi) để tránh trường hợp visa gặp vấn đề cần bổ sung thông tin. Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ xin visa Trung Quốc từ Klook để “nhẹ gánh” phần thủ tục visa. . Còn visa du lịch Trung Quốc có mức phí lãnh sự là 60$ (khoảng 1.400.000đ), lưu trú tối đa 30 ngày.
3.2. Ứng dụng nội địa Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia kiểm soát an ninh mạng chặt chẽ. Khi vi vu đến quốc gia này, bạn không thể đăng nhập vào Youtube, Facebook hay Instagram. Vậy nên nếu muốn truy cập mạng xã hội, bạn nên tải trước ứng dụng Betternet/VPN. Ngoài ra, các ứng dụng giao tiếp tiếng Trung cơ bản cũng sẽ hữu ích cho bạn khi du lịch Trung Quốc tự túc. được giao nhận tại Việt Nam để có thể kết nối internet mọi lúc mọi nơi, kịp thời check-in những địa điểm hot khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc nữa nhé!
4. Những địa điểm đẹp không nên bỏ lỡ tại Phượng Hoàng cổ trấn
Dạo quanh phố cổ của Phượng Hoàng cổ trấn thưởng thức nét kiến trúc độc đáo cổ xưa của Trung Hoa là một trải nghiệm tuyệt vời. Bạn sẽ cảm thấy mình như lạc vào một bộ phim cổ trang thực thụ, hòa vào cảnh sắc hữu tình. Chỉ cần nhấc điện thoại lên bạn đã có cho mình hàng ngàn bức ảnh đẹp ở mọi ngóc ngách.Phượng Hoàng Cổ Trấ là xứ sở của các cây cầu có kiến trúc đẹp Dưới đây là một số điểm bạn nên ghé qua khi dạo quanh khu phố cổ này.
- Cầu đá nhảy
- Bắc Môn Cổ Thành
Bắc Môn Cổ Thành còn được gọi bằng cái tên Việt hóa hơn là Tòa Tháp Phía Bắc, vì nó nằm phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tháp được xây dựng từ thời nhà Minh và là một trong những di sản văn hóa được nhà nước Trung Hoa công nhận. Tòa tháp này gắn liền với những thăng trầm lịch sử, đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân cổ trấn.
- Cầu Hồng Kiều
Cầu Hồng Kiều được xây dựng vào cuối thời Minh đầu thời nhà Thanh, cũng đã hơn 300 năm tuổi. Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu bằng gỗ và đá. Cầu Hồng Kiều cổ kính với kiến trúc hai tầng ấn tượng. Ranh giới cầu Mây Kiều chia thị trấn thành hai bên, một bữa tiệc cổ đối diện với một biệt thự hiện đại. Tổng thể của cầu Hồng Kiều là hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau, tạo nên nét hiệu ứng thị giác đặc sắc mà không nơi nào có được. Tầng 1 dùng để đi lại, lưu thông giữa hai bên bờ; tầng 2 được dùng để làm chỗ ngắm cảnh và thờ tự. Bạn có thể đi trên một cây cầu đá nhỏ hơn để lên tầng 2 của Cầu Hồng Kiều.
- Dinh Trường Thọ
Là một địa điểm du lịch ở Phượng Hoàng Cổ Trấn nằm bên sông Dương Tử. Tòa dinh còn được gọi bằng cái tên khác là hội trường Dương Tây bởi công trình này vốn được những người thương nhân đến từ Dương Tây xây dựng vào năm 1755 (thời vua Càn Long). Tổng diện tích khuôn viên của Dinh Trường Thọ rộng hơn 4.000 m2, gồm hơn 20 hội trường, biệt thự, đại sảnh, sân khấu lớn. Một phần của công trình đã bị hủy hoại trong quá khứ, phần còn lại được phục dựng và ngày nay trở thành bảo tàng dân tộc.
- Lâu đài cổ Hoàng Sĩ Kiều
Lâu đài cổ Hoàng Sĩ Kiều là một cấu trúc độc đáo được xây dựng từ vật liệu đá xanh. Lâu đài cổ này có một kiến trúc bao gồm ba bức tường và nhiều vệ sĩ bảo vệ chính tòa nhà. Lâu đài cổ này là một địa điểm nổi tiếng được nhiều khách du lịch lựa chọn để tham quan phố cổ.
- Nhà Tham Tung Vân
Tham Tung Vân là một nhà văn hiện đại rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Sinh ra ở thị trấn cổ Phượng Hoàng, sau khi ông qua đời, ngôi nhà của ông ở khu phố cổ này trở thành di sản văn hóa, một cảnh đẹp ở Phương Hoàng Cô Trấn được bảo vệ bởi tỉnh Hồ Nam. Ngôi nhà được xây dựng hơn 100 năm trước bởi kiến trúc nhà Thanh và Minh. Ngày nay, ngôi nhà là nơi lưu giữ các bản thảo, thư pháp và chân dung của các nhà văn tài giỏi.
- Làng Miêu
- Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới
Cách phố cổ không quá xa, chỉ khoảng 200km và bạn nên đến nơi này để chiêm ngưỡng 1 bức tranh thuỷ mặc thực thụ của Trung Quốc. Khu bảo tồn thiên nhiên này sở hữu hơn 3.000 cột và vách đá với độ cao trung bình là 800m, thoắt ẩn thoắt hiện trong màn sương dày. Với địa hình độc đáo gồm 4o hang động, hẻm núi và rừng nguyên sinh, Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật thuộc khí hậu ôn đới. Thung lũng sâu ở đây cũng góp phần tạo nên một khung cảnh "thoát tục", có một không hai.
- Thiên Môn Sơn
Thiên Môn, hay còn có biệt danh "Cổng Trời", là một trong những ngọn núi đặc biệt nhất mà bạn nhất định phải ghé thăm nếu có dịp đến Trương Gia Giới. Đường lên núi dài 11km, với những khúc cua “thót tim” thử thách sự gan dạ của bất kỳ phượt thủ kỳ cựu nào. Tuy nhiên, mọi sự mệt nhọc dường như tan biến hết khi bạn được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt mỹ tại đỉnh núi cao 1.100m so với mực nước biển. Đây được bình chọn là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Khi đến chân núi, bạn cần leo 999 bậc thang bằng đá thì mới có thể chính thức bước vào “cổng trời”. Du khách còn có thể đến đền Thiên Môn Sơn nghìn năm tuổi để thắp nhang, cầu bình an và vãn cảnh đền
5. Những món ngon nhất định phải thử khi đến Phượng Hoàng cổ
- Vịt hầm tiết và gạo nếp
- Lẩu Cá Cay
Vốn sở hữu khí hậu se lạnh, món lẩu cá cay sông Đà Giang được bình chọn là món khoái khẩu của người dân địa phương cũng như khách du lịch. Cá được chế biến khi còn tươi nên vẫn giữ được vị ngon ngọt, thịt dai và ngọt. Khi ăn lẩu cay, bạn ăn cùng cơm chứ không ăn với bún, mì như ở Việt Nam.
- Mì Kéo
Mì sợi vàng không hẳn là món ăn quá lạ lẫm, nhưng mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn có cách chế biến rất riêng mà không phải nơi nào cũng có được. Có 3 loại chính đó là: mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi để bạn lựa chọn.
- Bánh Tép
Bánh tép giòn rụm, ăn hoài không thấy chán!
Bánh tép ở đây rất đa dạng nhưng hấp dẫn du khách nhất lại chính là món bánh tép chiên. Cũng như lẩu cá cay, bánh tép cũng sử dụng tép tươi từ dòng sông Đà Giang. Tép tươi được trộn cùng trứng với bột rồi đem chiên vàng. Khi chín rồi họ rắc thêm một lớp hành và ớt để thêm mùi vị. Vừa ăn bánh tép, vừa ngắm sông Đà Giang thì còn gì thi vị bằng?
- Đậu phụ thối
Đậu phụ thối là món ăn đặc trưng của Trung Quốc. Điều đặc biệt của món ăn này chính là mùi vị , những người chưa từng ăn có thể cảm thấy lạ mùi hơi khó ăn, kiểu như những món có hương vị rõ nét ở Việt Nam như mắm tôm, sầu riêng, mắm tép,..không phải ai cũng dễ quen mùi ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên cứ thử đi biết đâu bạn lại thích. Đặc biệt khi chiên lên nó thơm và dễ ăn với người mới hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Bạn đã gửi bình luận