Rừng tự sát Aokigahara
Rừng Aokigahara tọa lạc tại chân núi Phú Sĩ, rùng rợn không chỉ vì rừng cây dày đặc âm u, mà còn vì các xác chết rải rác, còn có tên gọi khác là Jukai có nghĩa là biển cây, khu rừng Aokigahara rộng lên đến 35 km2. Từ những năm 70, người Nhật lũ lượt kéo về đây tự sát, thi hài quá nhiều không thể thu dọn hết nên đâu đó vẫn còn vương vãi những xác người và xương cốt. Tình trạng đáng báo động đến mức nhiều tấm biển đã được dựng lên với dòng chữ "Hãy cân nhắc, hãy nghĩ cẩn thận về những đứa trẻ và gia đình của bạn" hay "Cuộc sống của bạn là món quà quý giá do cha mẹ trao. Hãy nghĩ về họ và những người thân trong gia đình. Bạn không phải chịu đựng một mình. Hãy nói chuyện với cảnh sát tr ước khi quyết định kết thúc cuộc đời".
Ngoài ra trong rừng cũng có cảnh nguyên sinh đẹp và rất nhiều hang động là điểm đến thú vị cho du khách như động Băng và động Gió, khu rừng cũng mở cửa cho khách vào thăm quan, tuy nhiên có giới hạn trong lối có dây và những dòng chữ đỏ chỉ dẫn dọc đường. Đi sâu vào bên trong, bạn có thể cảm nhận sự tĩnh lặng của môi trường xung quanh. Nơi đây gần như không có bất cứ động vật hoang dã nào sinh sống. Những người tuyệt vọng tìm đến đây thường dễ dàng và nhanh chóng biến mất vào trong rừng. Những giây phút cuối đời của họ chỉ có khu rừng thâm u chứng kiến. Họ đi vào rừng và không bao giờ trở lại.
Những người đầu tiên mất mạng trong khu rừng tự sát vì hủ tục gọi là ubasute (zu ba s tệ) (nghĩa là "bỏ rơi một cụ già").Theo đó, người ta sẽ đưa người thân ốm yếu hoặc già cả lên ngọn núi xa xôi, cách biệt và bỏ họ chết đói ở đó. Đây là một nghi thức không phổ biến, chỉ được thực hiện khi nghèo đói đến cùng cực.
Nhiều hiện tượng kỳ dị xảy ra khiến người dân địa phương tin rằng khu rừng này bị ma ám. Linh hồn các nạn nhân của hủ tục ubasute và oyasute muốn trả thù nên đã mời gọi con người tiến vào vùng rừng đen tối, thôi thúc mọi người tự sát. Bên trong Aokigahara chứa đầy vật dụng cá nhân của những người đã khuất, từ những đôi giày đến dây treo cổ. Một số người vẫn do dự với quyết định tự sát thường buộc những dải ruy băng vào thân cây để đánh dấu đường về. Các vụ tự sát có xu hướng gia tăng sau khi tiểu thuyết mang tên Tháp Sóng của tác giả Seicho Matsumoto được xuất bản vào những năm 1960. Cuốn sách kể về một cặp đôi trẻ kết thúc mạng sống của họ trong rừng với một cái kết lãng mạn.
Năm 1993, cuốn sách Cẩm nang tự tử toàn tập của tác giả Wataru Tsurumi như đổ thêm dầu vào lửa. Trong sách, ông ca ngợi phương pháp treo cổ như một tác phẩm nghệ thuật và gọi Aokigahara là nơi lý tưởng để kết thúc cuộc đời.
Cẩm nang tự tử toàn tập- The Manual of Suicide
Và 1 điều mà bạn ít để ý đó là khi tìm về cách tự tử có khoảng 320.000.000 kết quả (0,37 giây) trong khi cách sống hạnh phúc chỉ có 132.000.000 kết quả, điều này cho thấy trong xã hội hiện đại số người có suy nghĩ muốn kết thúc cuộc đời mình khá lớn, và nguồn thông tin nguy hại có thể thúc đẩy con người ta trong giây phút bồng bột cũng rất nhiều .
Tsurumi cũng chỉ ra một số khu vực ít người qua lại trong rừng để thi thể không bị phát hiện và "bạn sẽ trở thành một người thất lạc dần biến mất khỏi ký ức của mọi người". Treo cổ là cách tự vẫn phổ biến nhất ở đây. Ước tính có khoảng 100 người đã tự tử thành công ở đây mỗi năm. Và từ năm 2011, chính phủ Nhật Bản cố gắng chấm dứt mối liên hệ giữa khu rừng và các vụ tự tử bằng cách không công bố số liệu chính xác vụ việc xảy ra hàng năm. Một trong số đó là lắp đặt các máy quay an ninh tại lối vào của khu rừng tự sát và tăng số lượng nhân viên bảo vệ ở đây.Nếu có ý định khám phá khu rừng, bạn phải chuẩn bị thật chu đáo. Các trầm tích sắt trong đất núi lửa mang từ trường làm nhiễu sóng di động, các thiết bị định vị GPS. Thậm chí, la bàn cũng bị ảnh hưởng. Từ lâu, khu rừng Aokigahara đã không còn xa lạ gì trên mặt báo quốc tế, nó được nhắc đến với biệt danh “khu rừng tự sát”. Nơi này đã trở thành bối cảnh của nhiều bộ phim kinh dị trong đó nổi tiếng là bộ phim The Forest.
Một vị khách đã mô tả sự vắng lặng nơi đây như “khoảng không trống rỗng” và nói thêm rằng: “Tiếng thở của tôi nghe to như tiếng gầm vậy” để nhấn mạnh sự yên tĩnh đáng sợ của khu rừng.
Đầm lầy Manchac
Được mệnh danh là "đầm lầy ma" hay "đầm lầy tử thần", Manchac là thử thách "hại não" nhất với những tay được xem là có "tinh thần thép" cứng nhất thế giới ở New Orleans, tiểu bang Louisiana, phía nam nước Mỹ.
Bao trùm bởi không khí u ám, lạnh lẽo, quanh cảnh thì không thể đáng sợ hơn với những thân cây có hình thù kì dị, Manchac chính vì thế được mệnh danh là một trong những địa điểm rùng rợn nhất trên hành tinh khi lỡ đến đây. Đặc trưng của đầm lầy là vùng nước trũng, tù không thể thoát nước ra được, địa hình thì lồi, lõm, chỗ mềm chỗ cứng. Chính vì thế, một trong những nỗi khiếp đản chết chóc tại đầm lầy Manchac không gì khác và hầu hết cư dân của nó là cá sấu. Đầm lầy ” nhuốm màu không khí ma quái, những ngôi mộ lớn, cá sấu, cùng với những cái cây với hình thù khiếp sợ là những gì bạn sẽ cảm nhận được tại khu vực đầm lầy gần Louisiana (New Orleans) này.
Bởi, vùng đất rộng lớn quanh năm ẩm ướt này ẩn chứa lời nguyền khủng khiếp cách đây hơn 100 của một nữ vương có cái tên kỳ lạ Julie White, một tu sĩ tà thuật sống ẩn mình trong hốc cây cổ thụ. Vì thống trị khu đầm lầy và không muốn bất cứ ai quấy rầy đến sự bình yên của mình, nữ vương Julie White đã buông một lời nguyền kinh dị trước khi chết: "Ngày ta chết cũng sẽ là ngày ta cuốn tất cả các người xuống mồ chôn".
Không ai biết nữ vương này chết năm nào, nhưng năm 1915, lời nguyền chết chóc dường như đã thành sự thật.3 ngôi làng gần đầm lầy cùng hàng nghìn người dân sinh sống ở đó đã biến mất một cách bí ẩn chỉ một đêm sau cơn bão cách đây 101 năm! Mỹ. Khách viếng thăm chẳng may lạc chân đến đây đều bị ám ảnh tột độ. Họ thậm chí còn gặp ảo giác với những xác chết nổi bập bềnh trên làn nước ma quái.
Các hang động xác ướp Kabayan Mummy (Philippines)
Các hang động này là bằng chứng văn hóa của tộc tộc Ibalois - nhóm tộc người bản địa sinh sống ở vùng miền núi Cordillera trên bán đảo Luzon, những người thực hành ướp xác trong suốt những năm 1200 đến 1500 trước công nguyên. Tính độc đáo của những xác ướp này là ở quá trình ướp xác. Người ta đổ vào xác chết một dung dịch muối, rồi cho lên lửa trong tư thế ngồi để hong khô chất lỏng. Khói được phả vào miệng để làm khô nội tạng. Hệ thống hang động này rất phức tạp nên nếu bị lạc tại đây, bạn sẽ được “bầu bạn” cùng xác ướp đến cuối đời.
Cho đến khi thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm Philippines, việc thực hành ướp xác đã bị cấm, người chết được đặt trong quan tài bằng gỗ táng tại bãi chôn lấp tự nhiên như hiện nay. UNESCO đã đưa Kabayan Mummy vào danh sách 100 di sản bị đe dọa nghiêm trọng trên thế giới.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Bạn đã gửi bình luận